Sai Lầm "Chết Người" Của Các Doanh Nghiệp Khi Đề Bạt Vị Trí Quản Lý - Theo chuyên gia Lê Như Hiếu
Theo chuyên gia Lê Như Hiếu: một trong những thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp, các lãnh đạo là: thấy nhân viên giỏi về chuyên môn, hoặc thấy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành tốt KPI, nhân viên xuất sắc thì vội đề bạn các bạn lên vị trí quản lý cấp trung với tư duy: các bạn làm tốt chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là nhân viên xuất sắc thì chắc chắn các bạn sẽ lên làm quản lý tốt.
Đây là một sai lầm “chết người” vì nếu doanh nghiệp, lãnh đạo không khéo, không có lộ trình, không có phương pháp thì bạn sẽ làm mất đi một người nhân viên giỏi và phát triển thêm một người quản lý tồi. Tại sao lại như vậy:
1. Hãy nhớ: quản lý là người hoàn thành công việc thông qua người khác (nhân viên) chứ không phải cứ cấm đầu làm thay cho nhân viên.
2. Quản lý là Leader, là người định hướng dẫn dắt bằng chiến lược, kế hoạch rõ ràng + là người biết tổ chức con người và công việc một cách hợp lý + là người triển khai để nhân viên thực hiện công việc một cách tốt nhất và là người bám sát, giám sát tiến trình thực hiện của nhân viên chứ không phải quản lý là người Doer cứ suốt ngày làm thay, làm thế cho nhân viên mình.
3. Khi lên vị trí quản lý thì hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quản trị của người quản lý, từ quản trị con người, quản trị kế hoạch, quản trị công việc, quản trị thời gian, quản trị cảm xúc của mình và nhân viên, quản trị bộ phận và nếu quản lý không nâng cao năng lực quản trị của bản thân thì bạn sẽ đưa bộ phận, chi nhánh vào một sự thất bại ê chề.
4. Khi bạn lên quản lý mà bạn vẫn phải làm những công việc như lúc bạn còn là một nhân viên thì thật sự bạn đang có vấn đề và bạn sẽ không thể nào phát triển được bản thân và nhân viên.
5. Khi bạn lên quản lý thì việc phát triển nhân viên là một trong những việc rất quan trọng, để phát triển nhân viên thì bạn phải dành thời gian đào tạo, huấn luyện, kèm cặp và tư vấn cho nhân viên, vậy bạn đã thực sự làm tốt việc này hay chưa? Mỗi tuần, mỗi tháng bạn dành ra bao nhiêu giờ để thực hiện việc này, hãy nhớ: không phát triển được nhân viên thì bạn chỉ là người DOER mà thôi.
6. Khi nhân viên bạn gặp khó khăn bạn có sát cách với họ hay không? Bạn có cách để truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên bạn tốt hay không? Hay là bạn chỉ biết giao việc rồi để nhân viên tự bơi, tự làm và chẳng thèm quan tâm đến động lực và cảm xúc của họ.
Như vậy, bạn sẽ thấy vai trò của quản lý cấp trung quan trọng thế nào và để thực thi được nhiệm vụ của người quản lý cấp trung thì đòi hỏi doanh nghiệp, lãnh đạo và cả bản thân quản lý cấp trung phải nâng tầm, nâng cao năng lực cho quản lý cấp trung.
(Chuyên gia Lê Như Hiếu).
Chương trình MMM - Nâng cao năng lực quản trị cho quản lý cấp trung là giải pháp dành cho các doanh nghiệp.
Chuyên đề đầu tiên: Tạo động lực làm việc cho nhân viên giúp các học viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của quản lý cấp trung, biết được cách thức tổ chức vận hành bộ phận, doanh nghiệp hiệu quả, biết cách xây dựng chiến lược, kế hoạch hiệu quả và biết cách quản trị con người để triển khai kế hoạch.
Hình ảnh: PTI HCM khai giảng khóa Nâng cao năng lực quản trị cho quản lý cấp trung - MMM K100.
Tags: Lãnh đạo & Quản lý