quan-tri-nguon-nhan-luc-danh-cho-lanh-dao

Quản Trị Nguồn Nhân Lực Dành Cho Lãnh Đạo

Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, tạo nên sự phát triển cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Để nhân sự phát huy hết khả năng của mình, được đặt vào đúng vị trí, ban lãnh đạo cần có khả năng quản trị nhân sự.

Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Quản trị nguồn nhân lực là quá trình thực hiện các chiến lược nhất quán để quản lý con người trong một tổ chức như hoạch định, tổ chức, điều phối và quản lý nhân viên nhằm thực hiện tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. 

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

  1. Tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp: Bằng cách thiết lập các chính sách hỗ trợ, nhân viên được đào tạo và phát triển một cách có hệ thống, giúp họ có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân mà còn tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty.

  2. Giúp một cá nhân làm việc theo nhóm hiệu quả: Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả không chỉ đảm bảo sự phù hợp về kỹ năng và phẩm chất của từng cá nhân mà còn hướng dẫn họ làm việc nhóm một cách hiệu quả. Khi tinh thần đồng đội được tạo ra, hiệu suất làm việc sẽ tăng lên đáng kể.

  3. Định hướng tương lai: Bằng cách đào tạo và phát triển liên tục, quản trị nguồn nhân lực giúp công ty nhận biết và phát triển những nhân viên tiềm năng, sẵn sàng cho các vị trí quản lý cấp cao trong tương lai.

  4. Phân công đúng người: Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả giúp công ty tuyển dụng và giữ chân nhân viên phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của tổ chức. Khi nhân viên hài lòng và phù hợp với công việc, sự ổn định và hiệu suất làm việc sẽ được tăng cường, giảm thiểu chi phí và thời gian tuyển dụng, đào tạo mới.

  5. Cải thiện nền kinh tế: Một quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực, giúp tăng hiệu suất và lợi nhuận cho công ty, từ đó đóng góp vào sự phát triển và cải thiện nền kinh tế chung.

Cụ thể: Vai trò quản trị nguồn nhân lực của CHRO trong doanh nghiệp:

- Tuyển dụng: Trách nhiệm chính của giám đốc nhân sự là tuyển dụng nhân sự. Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động tuyển dụng, vì vậy cần phải thuê đúng người.
- Đào tạo và phát triển: Điều này rất cần thiết để nâng cao năng suất của nhân viên. Các nhà quản lý nhân sự chịu trách nhiệm định hướng, đào tạo nhân viên mới và phát triển nghề nghiệp của nhân viên hiện tại.
- Xây dựng quan hệ với nhân viên: Là một chặn đường dài để phát triển vai trò của quản trị nhân sự. Phải đảm bảo rằng một tổ chức phục vụ cho hạnh phúc chung của nhân viên.
- Thù lao và phúc lợi: Một thành phần chính trong vai trò công việc của quản trị nhân sự là liên quan đến phúc lợi và thù lao. Các giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm đưa ra hệ thống quản lý hiệu suất và chiến lược lương thưởng, cũng như đàm phán các phúc lợi với nhân viên tiềm năng.


Nhà quản trị nguồn nhân lực

Để đảm bảo công ty có nguồn nhân sự tốt dồi dào, đòi hỏi người lãnh đạo phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng để xây dựng cơ chế tuyển dụng, hệ thống quản trị nhân sự, hệ thống đào tạo nội vộ và chế độ lương thưởng đãi ngộ để tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ nhân sự. 

1. Những kỹ năng cần có của nhà quản trị nguồn nhân lực:

- Kỹ năng chuyên môn
Ở bất cứ ngành nghề nào, kỹ năng chuyên môn đều vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Người làm quản trị nhân sự nhất định phải biết hoạch định chính sách về nhân sự, phác họa chân dung, nắm bắt tâm lý ứng viên, có khả năng dự báo về nhu cầu nhân sự công ty,….

- Kỹ năng quản lý nhân sự 
Nhân viên có kỹ năng nhân sự tốt biết lên chiến lược, quản lý, định hướng, phát triển nhân lực. Đồng thời, biết tổ chức các chương trình sáng tạo, các phúc lợi khích lệ nhân viên. 

- Kỹ năng giao tiếp 
Nhà quản trị nhân sự là người phải thường xuyên tiếp xúc với nhân viên để hướng dẫn, quản lý, nhắc nhở, đào tạo, khích lệ nhân viên trong quá trình làm việc. Vì vậy, đòi hỏi họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày dễ hiểu và tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên.

- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Đây là kỹ năng quản trị nhân sự có vai trò quan trọng trong việc hóa giải các mâu thuẫn nội bộ hoặc thuyết phục cấp trên đồng ý kế hoạch mình đề xuất. Ngoài ra, nếu khả năng thuyết phục cao sẽ tăng khả năng mời ứng viên tiềm năng về làm việc.

- Khả năng chịu áp lực 
Càng ở cấp bậc cao, áp lực công việc càng nhiều, hơn nữa nhà quản trị nhân lực là người làm việc hoàn toàn xoay quanh con người mà con người thường phức tạp hơn máy móc rất nhiều. Nếu không có khả năng chịu áp lực “thép” thì rất dễ khiến bạn stress ảnh hưởng đến chất lượng công việc.. 

- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc không tránh khỏi những xung đột giữa cấp trên với cấp dưới, nhân viên với nhân viên về các vấn đề như lương, thưởng, chế độ đãi ngộ,…. Lúc này, nhà quản lý nhân sự cần phải khéo léo, lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất, làm hài lòng cả 2 bên. 

- Kỹ năng lắng nghe, đọc vị người đối diện 
Kỹ năng này cần thiết cả khi giải quyết vấn đề nội bộ mà còn cho các buổi phỏng vấn ứng viên. Thông qua những chia sẻ và thái độ của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được người đó có phù hợp với vị trí đang tìm kiếm hay không. 

2. Công việc của nhà quản trị nguồn nhân lực:

  1. Thu hút nguồn nhân lực và Xác lập tiêu chí tuyển dụng: Căn cứ vào mục tiêu và nguồn lực của công ty, nhà quản trị cần xây dựng các tiêu trí tuyển dụng, các kênh thu hút tuyển dụng để chiêu mộ nhân tài nhằm có được nhân sự chất lượng trong thời gian yêu cầu với mức chi phí tuyển dụng thấp nhất. Ngoài ra việc xây dựng tiêu chí tuyển dụng cần bám sát vào chiến lược tuyển dụng của công ty.

  2.  Phỏng vấn ứng viên: Ý nghĩa của việc phỏng vấn tuyển dụng ứng viên là giúp nhà tuyển dụng xác định được kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của ứng viên có đáp ứng yêu cầu công việc và các tiêu chí tuyển dụng hay không. Dễ dàng nắm bắt được tính cách, thái độ và khả năng làm việc của ứng viên. Đồng thời tạo ấn tượng tốt với ứng viên, giúp họ cảm thấy hứng thú với công việc và doanh nghiệp.

  3. Xác lập mô tả công việc cho từng vị trí: Một trong những tài liệu quan trọng nhất của khâu tuyển dụng chính là bảng mô tả công việc. Xây dựng bảng mô tả công việc đúng tiêu chuẩn không chỉ giúp thu hút ứng viên tiềm năng mà còn góp phần “sàng lọc", tuyển chọn được những nhân sự phù hợp nhất.

  4. Đúng người, đúng việc: Việc tuyển dụng đúng người nhằm đảm bảo có được nhân sự chất lượng cho vị trí tuyển dụng đầu tiên. Đôi khi trong quá trình làm việc nhân viên sẽ bộc lộ những tài năng trong một lĩnh vực nào đó. Do vậy các nhà quản trị cần nhạy bén trong việc đánh giá nhân sự để sắp xếp đề bạt nhân sự vào các vị trí phù hợp.

  5. Trả lương cho nhân viên như thế nào? Cơ chế lương thưởng luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với mỗi nhân sự và mỗi công ty. Việc trả lương cần đảm bảo đúng năng suất công việc, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường và tình hình nội tại doanh nghiệp. Hiện nay có một phương pháp trả lương được nhiều công ty ứng dụng đó là Phương pháp trả lương 3P: - P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc. - P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc. - P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc. Sự kết hợp đồng thời 3 yếu tố này hướng tới mục đích doanh nghiệp trả lương cho nhân viên đúng với khả năng và giá trị họ mang lại chứ không phiến diện và có phần quan liêu như cách tính lương truyền thống ở nhiều cơ quan, tổ chức là quá chú trọng đến bằng cấp hoặc thâm niên.

  6. Đánh giá nhân viên: Đánh giá nhân sự là hoạt động định kỳ đánh giá hiệu suất của nhân viên bởi quản lý, dựa trên những tiêu chí như hiệu quả công việc, thái độ, kỷ luật, kỹ năng, sự tiến bộ,... Nhằm biết được chính xác năng lực nhân viên, từ đó có thể đưa ra định hướng phát triển cho mỗi cá nhân, chế độ khen thưởng và xử phạt phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá nhân sự trong đó phương pháp đánh giá nhân sự theo KPIs là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các công ty Việt Nam.

  7. Đánh giá thành tích: Dựa trên việc đánh giá nhân sự sẽ xác định được những nhân viên có thành tích tốt và chưa tốt. Những nhân viên có thành tích tốt đáng được tuyên dương và khen thưởng, những nhân viên có thành tích chưa tốt cần được quan tâm tìm hiểu nguyên nhân khó khăn và giúp đỡ. Khác với việc đánh giá nhân viên để xác định hiệu suất công việc liên quan đến cơ chế lương, còn đánh giá thành tích sẽ có ích trong việc khen thưởng và khích lệ để tạo động lực cho nhân sự.

  8. Động viên nhân viên: Đây là một công việc thường xuyên và không thể thiếu của một nhà quản trị nhân lực. Như đã nói quản trị nhân sự hoàn toàn làm việc dựa trên yếu tố con người, do vậy để nhân viên làm việc hiệu quả cần có sự động viên đúng lúc, đúng chỗ. Tuy nhiên việc động viên khích lệ cũng cần sự khéo léo tránh làm cho nhân viên cảm thấy thua kém với những nhân viên khác.

  9. Phát triển đội ngũ nhân viên: Đây là công việc mang tính chất dài hạn. Nhà quản trị cần xây dựng hệ thống đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngay từ đầu để giúp nhân viên có mục tiêu phấn đấu trong công việc, Ngoài ra trong quá trình làm việc cũng cần có sự quan tâm đào tạo về kỹ năng/chuyên môn để nhân sự phát huy năng lực, nâng cao hiệu suất công việc.

Nguồn: Tổng hợp và biên soạn

>> Tham khảo: Khoá học CHRO Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp , chuyên đề Quản trị nhân sự dành cho lãnh đạo - CEO

Liên hệ ngay
Gọi ngay: 0978 611 950